Kết quả thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dân năm 2020 trên địa bàn thành phố Bạc Liêu
Thời gian qua, lãnh đạo Thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dân trên địa bàn đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Tham mưu Thành ủy Bạc Liêu chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 37/CTr/TU ngày 15/5/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (Khóa XIII) về việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/03/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Quyết định số 623/QĐ-TTg, ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030... gắn với việc thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cơ quan đơn vị. Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên tình hình tội phạm về ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn thực hiện, che dấu tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, khám phá, đa số tội phạm tập trung tại các phường trung tâm thành phố Bạc Liêu; Tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố đã được kiềm chế, nhưng vẫn diễn biến rất phức tạp, không chỉ về quy mô mà còn biểu hiện ở tính đa dạng về đối tượng tham gia; không chỉ tập trung ở khu vực nội ô mà còn lan nhanh ra cả ở các xã của thành phố, xâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội. Các đối tượng thường lựa chọn các địa điểm như các nhà nghỉ, nhà trọ, khu vực ít người qua lại hoặc khu vực công trình đang thi công dang dở để tụ tập hút chích... Công tác cai nghiện đã được chính quyền địa phương quan tâm, đảm bảo thực hiện đúng quy trình cai nghiện. Tuy nhiên, số đối tượng sau khi cai nghiện về cộng đồng thường không có việc làm, nơi ở không ổn định, lười lao động, nhiều người sau cai nghiện lại tái nghiện. Đa số người nghiện đang sinh sống tại cộng đồng, do vậy làm gia tăng về nhu cầu sử dụng ma tuý đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều loại tội phạm và tiềm ẩn vấn đề phức tạp về ANTT. Tình trạng lợi dụng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT để tụ tập đông người, sử dụng ma túy, chủ yếu là ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng.
Công tác tuyên truyền vận động phòng chống ma túy được tiến hành sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, lực lượng thanh niên tình nguyện phát hàng trăm khẩu hiệu tuyên truyền. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với các ban, ngành lồng ghép nội dung vận động nhân dân phòng chống tội phạm - tệ nạn ma túy với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng phường, xã không có ma túy” thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Thực hiện hiệu quả công tác xây dựng gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, khóm - ấp an toàn về an ninh trật tự; gắn với phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa.
Triển khai kế hoạch “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong các cơ quan doanh nghiệp và trong nhân dân”. Đổi mới nội dung phát động phong trào phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện ở từng địa bàn, đặc biệt là vùng biển, vùng đồng bào dân tộc Khmer và vùng đồng bào có đạo. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của nhân dân vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống ma túy nói riêng. Phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, không vi phạm pháp luật không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội, không tàng trữ, mua bán, tổ chức và sử dụng trái phép các chất ma đã tổ chức tuyên truyền 199 cuộc, có 5.876 người tham dự, ghi nhận 487 ý kiến phản ánh tình hình địa bàn. Kết hợp trao 500 móc khóa có in số điện thoại của lực lượng Công an, xây dựng 01 phóng sự, 06 bài tuyên truyền và phát 10.000 tờ bướm tuyên truyền thông tin thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, phòng chống ma túy, vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đua xe trái phép... Tuyên truyền loa lưu động 7.871 cuộc, vận động cá biệt 28.729 trường hợp; mời giáo dục, răn đe cảm hóa cá biệt 692 lượt đối tượng các loại. Qua công tác tuyên truyền đã lan tỏa sâu rộng trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, làm cho người dân nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy.
Đã duy trì, phát triển và nhân rộng 21 mô hình tự quản về ANTT tại các địa bàn khu dân cư làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa tội phạm tại gia đình và cộng đồng. Các mô hình đều được duy trì sinh hoạt, hoạt động hiệu quả trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm ANTT ở địa phương. Trong đó, đáng chú ý là mô hình “Câu lạc bộ người hoàn lương” (đưa vào quản lý, giúp đỡ 118 người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương) và mô hình “Quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng” (quản lý, giáo dục 29 người cai nghiện tại cộng đồng dân cư) đã tạo điều kiện để giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, có môi trường sinh hoạt lành mạnh..., đã xóa dần mặc cảm giúp họ sớm tái hòa nhập cộng đồng, tích cực tham gia cùng công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội góp phần đảm bảo ANTT địa bàn.
Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới:
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chiến lược trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong tình hình mới; Triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS; Kế hoạch số 41-KH/TU, ngày 30/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành; của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm được nâng lên rõ rệt, tạo được nhất trí cao trong các cấp, các ngành và sự đồng thuận trong xã hội; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình;
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân; Tăng cường thực hiện công tác cai nghiệm ma túy và quản lý sau cai nghiện. Trong đó tập trung đẩy mạnh các hoạt động cai nghiện tự nguyện, dạy nghề cho học viên tại Trung tâm; tổ chức các hoạt động điều trị nghiện ma túy tại Trung tâm với mô hình đa chức năng; tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo hướng cụm xã, liên xã; đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ANTT, tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú; quản lý tốt hoạt động của các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và quản lý chặt các loại đối tượng. Chú trọng lập hồ sơ giáo dục đối tượng tại phường, xã, đưa người vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện bắt buộc đối với những đối tượng vi phạm gây rối trật tự công cộng, cờ bạc, nghiện hút,... những đối tượng vi phạm chưa đến mức phải bắt giam truy tố.
Thảo Vy