Virus nCov
Tiếp nhận phản ánh kiến nghị
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Những mô hình giảm nghèo hiệu quả của thành phố Bạc Liêu

Văn hóa - Xã hội
Thứ ba, 20/12/2022, 14:37
Màu chữ Cỡ chữ
Những mô hình giảm nghèo hiệu quả của thành phố Bạc Liêu

Xây dựng các mô hình giảm nghèo được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo. Bởi vậy, các đơn vị xã, phường TP. Bạc Liêu  đã ưu tiên thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo, tạo tiền đề để người dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả

Trên thực tế, phần lớn hộ nghèo trong tỉnh còn “mắc” ở tiêu chí thu nhập. Do vậy, việc “trao cần câu” giúp họ có sinh kế ổn định được xem là giải pháp thiết thực nhằm giảm nghèo bền vững. Vì thế, những năm qua, các đơn vị, xã phường thành  phố  đã  phối hợp với các cấp, ngành hỗ trợ  hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động, tận dụng tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, xây dựng các mô hình kinh tế đáp ứng thị hiếu thị trường để tăng  thu nhập. Từ đó đã giúp những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện thực hiện mô hình sinh kế ổn định, có điều kiện vươn lên, trong số đó đã có nhiều hộ trở thành hộ khá giả.

Sau nhiều năm ly hương lên TP. Hồ chí Minh mưu sinh, dù sống tằn tiện mãi nhưng vẫn không có dư vậy là đến năm 2020, vợ chồng anh Nguyễn Phong Vũ (ấp Rạch Thăng, xã vĩnh Trạch) lại dắt nhau về quê nhà. Với số tiền kiếm năm xứ người cộng thêm vay mượn người thân, vợ chồng anh thuê đất đầu tư trồng rẫy. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá rau màu tuột sâu nên cả năm lao động ròng rã vẫn trắng tay. Đầu năm 2022, nhận thấy thị trường rau quế được chuộng, giá ổn định hơn so với các lại rau màu khác nên anh tập trung trồng độc nhất loại quế, sau hơn 1 tháng quế anh bắt đầu thu hoạch, mỗi ngày anh cắt từ 50 - 200 kg, theo giá quế 17.000 đồng như hiện nay, mỗi ngày anh bỏ túi từ  850.000- 3,4 triệu đồng. Theo anh Vũ, so với trồng rau cải thì trồng quế cho thu nhập cao gấp 3 lần, chỉ cần tốn chi phí gieo hạt giống ban đầu, sau đó bón phân, chăm sóc rồi cắt hàng ngày, không phải mất chi phí đầu tư hạt giống như các loại rau màu khác...

Ngoài trồng quế, đón đầu thị trường tết, hiện anh còn xuống giống khổ hoa, dưa leo, bí rợ. Theo anh, mấy loại này vào ngày Tết rất hút hàng, được nhiều người chọn, lại có giá, anh hi vọng năm nay sẽ trúng mùa trúng giá giúp vợ chồng anh thoát cận nghèo, vươn lên khá giả.

Ngoài trồng màu, trên địa bàn thành phố còn được nông dân áp dụng, đầu tư các mô hình như: mô hình cải rổ Thái; ớt Thái, ớt Châu Phi, ớt chỉ thiên, cóc Thái, các loài cá nước ngọt, nuôi ếch, nuôi vịt xiêm Pháp, gà, mô hình trồng chuối sáp và trồng táo trong nhà lưới, mô hình lưới gởi, mô hình nuôi heo sinh sản và heo thương phẩm...qua một thời gian nuôi, các mô hình này đã giúp người dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo có nguồn thu ổn định.

Linh hoạt xây dựng mô hình sinh kế

Bên cạnh chương trình hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước, các mô hình của hội, đoàn thể triển khai cũng đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, như: may gia công, tổ hùn vốn, mô hình heo đất tiết kiệm,...

Nhận thấy nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn khóm Chòm Xoài  phường Nhà Mát), không có việc làm. Có một số chị em có tay nghề may vá, nhưng do điều kiện gia đình không thể đi làm công ty, xí nghiệp dẫn đến chị em chỉ làm nghề theo hướng nhỏ lẻ, rời rạc, thu nhập kinh tế gia đình không cao, đời sống bấp bênh. Nhằm giúp em có cái nghề ổn định, có thu nhập, không còn cảnh sống bấp bênh. Sau một thời gian khảo sát, liên hệ với các công ty may mặc tại TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo nguồn hàng, vào tháng 7/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Nhà Mát đã thành lập Tổ hợp tác “May gia công” ở khóm Chòm Xoài, gồm 16 thành viên. Hiện tại Tổ đã đầu tư 7 máy may công nghiệp trong đó có 5 máy may 1 kim và 2 máy vắt.

Chị Nguyễn Thị Thúy sống bằng nghề làm cỏ mướn, chồng chị làm phụ hồ, thu nhập ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống. Sau khi chị tham gia vào tổ hợp tác, “May gia công”, được chị em truyền nghề, sau khi may thành thạo đến nay, trung bình mỗi tháng chị tạo nguồn thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng, giúp cuộc sống gia đình tươi sáng hơn.

Theo chị  Danh Hoàng Yến - Chủ tịch Hội LHPN phường Nhà Mát, các thành  viên tổ “May gia công” hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, từ hiệu quả của mô hình, sắp tới Hội tiếp tục nhân rộng đến các chi hội khác để giúp chị em có việc làm và mức thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng”.

Ngoài tổ hợp tác “may gia công”, có mô hình tổ hợp tác vá lưới, tổ phụ nữ hỗ trợ phụ nữ dân tộc mua bảo hiểm y tế, mô hình  “Biến rác thành tiền”, tổ hợp tác chăn nuôi vịt...của Hội cũng đã giúp phụ nữ nghèo có thu nhập ổn định, nhiều chị vươn lên thoát nghèo, cận nghèo bền vững.

Khóm 5 (phường 2) là địa bàn còn nhiều phụ nữ có hoàn cảnh sống khó khăn. Để giúp chị em có vốn làm ăn, thoát cảnh khó nghèo, Hội LHPN phường 2 đã thành lập Tổ phụ nữ hùn vốn tương trợ”. Qua 6 năm hoạt động, mô hình này đã giúp các chị em ở khóm có thu nhập mỗi ngày. Hình thức hoạt động là mỗi ngày chị em trong tổ đóng góp từ 20.000 - 40.000 đồng. Trung bình mỗi năm, mỗi thành viên được nhận vốn 2 lần (mỗi lần từ 1 - 2 triệu đồng) không tính lãi. Số tiền này giúp chị em có vốn xoay vòng đầu tư mua bán nhỏ, bán rau cải, mở tiệm tạp hóa, bán cá, bán vé số… Từ đồng vốn nhỏ, nhờ biết sống tiết kiệm, siêng năng lao động nên nhiều chị đã có tích lũy. Từ đó cuộc sống dần ổn định, xây dựng gia đình ấm no, không còn rơi vào cảnh hộ nghèo.

Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Bạc Liêu, đầu năm 2022, toàn thành phố có 295 hộ nghèo, tỷ lệ 0,69%, trong đó hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội là 50 hộ; Hộ cận nghèo 976 hộ, tỷ lệ 2,27 %; (hộ nghèo là dân tộc thiểu số 117 hộ, tỷ lệ 39,66% tổng số hộ nghèo). Vì vậy, bước vào giai đoạn mới với việc điều chỉnh bộ tiêu chí rà soát hộ nghèo sẽ giúp các cấp, ngành và các địa phương xác định cụ thể hơn về nguyên nhân cũng như giải pháp phù hợp, hỗ trợ người nghèo vươn lên. Qua các giải pháp linh hoạt trong hỗ trợ, đỡ đầu hộ nghèo, hơn hết là sự tích cực trong công tác tuyên truyền hộ nghèo thực hiện các mô hình sinh kế bền vững, các mô hình trợ sức người nghèo vươn lên đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, khởi thông ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo của chính hộ nghèo nên công tác giảm nghèo của thành hố trong năm 2022 đạt nhiều kết quả mỹ mãn, đến cuối năm 2022, toàn thành phố đã thoát 138/100 hộ nghèo (đạt 138%), 463/300 hộ cận nghèo (đạt 154,33%).

Để đạt được mục tiêu giảm nghèo trong năm 2023, thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương đưa cán bộ, đảng viên đỡ đầu hộ nghèo, cận nghèo; tăng cường vận động quỹ an sinh xã hội. Đồng thời thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước cho nhộ nghèo cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, như: mua và cấp phát kịp thời bảo hiểm y tế; hỗ trợ tiền điện; cho vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các mô hình sinh kế,..

Hồng Thơ

Số lượt xem: 993

Liên kết web
Dịch vụ công TP Bạc Liêu
Đến tháng 7/2020 đã giải quyết
%
Hồ sơ đúng hạn
Tự động cập nhật lúc 11:42 ngày 20/07/2020
18 Điều Quy Định Về Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị Trên Địa Bàn Thành Phố Bạc Liêu 90 bài hát sáng tác trước năm 1975 chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến trên toàn quốc   Góp ý website
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
Đơn vị quản lý:Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Bạc Liêu
Đường 30/4 – Phường 3 – Thành phố Bạc Liêu: Điện thoại: 0291.3827530
Email: bbttp@baclieu.gov.vn
Chịu trách nhiệm chính: Bà Đỗ Ái Lam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu
Biên tập: Bà Đỗ Ái Lanh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Bạc Liêu