Thành phố Bạc Liêu – mức sống của hộ gia đình chính sách, người có công với Cách Mạng đã cao hơn hoặc ngang bằng với mức sống trung bình của người dân
Chăm lo nhà ở, hỗ trợ con em học nghề, thăm viếng, tặng quà, thực hiện tốt các chế độ chi trả hàng tháng… Đó là những việc làm thiết thực, cụ thể mà thành phố Bạc Liêu đã triển khai thực hiện thường xuyên trong thời gian qua, để chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với Cách Mạng. Từ những việc làm ấy, đến nay mức sống của hộ gia đình chính sách, người có công với Cách Mạng trên địa bàn thành phố Bạc Liêu đã cao hơn hoặc ngang bằng với mức sống trung bình của người dân.
Thành phố Bạc Liêu hiện có 1.369 hộ gia đình chính sách, với 5.795 người có công, bao gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng 108 mẹ, trong đó có 10 mẹ còn sống, 939 liệt sỹ, 402 thương binh, 18 bệnh binh, 94 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, 361 hộ gia đình có người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 34 người có công giúp đỡ cách mạng, 02 cán bộ tiền khởi nghĩa, 01 cán bộ lão thành cách mạng và các đối tượng khác....
Trở về sau chiến tranh, nhiều người trở thành thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị tù đày, địch bắt, con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học…hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn. Do mang trong mình nhiều di chứng, bệnh tật, hoặc mất đi một phần thân thể nên việc lao động sản xuất, phát triển kinh tế, gặp rất nhiều khó khăn.
Thấu hiểu nổi mất mát và khó khăn trên, ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo cho phòng lao động thương binh và xã hội, phối hợp với 10 phường, xã rà soát và tìm mọi cách giúp đỡ để phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình hộ gia đình chính sách, người có công với Cách Mạng.
Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn lực để xây cất nhà tình nghĩa, thành phố Bạc Liêu còn chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Nghề được đào tạo chủ yếu là sữa xe, may, sữa chữa máy móc, điện dân dụng. Bên cạnh đó, thành phố còn lồng ghép để hướng dẫn các kỷ thuật trồng trọt, căn nuôi, tuyên truyền, hướng dẫn các mô hình làm ăn, phát triển kinh tế hiệu quả. Từ việc chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em gia đình chính sách, người có công với Cách Mạng, đã giúp nhiều người có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận, khóm 3, phường 2, thành phố Bạc Liêu là một điển hình cụ thể. Trở về từ chiến trường Capuchia, ông Thuận trở thành thương binh 2/4. Được sự quan tâm của địa phương, ông Thuận được xây nhà tình nghĩa. Con ông Thuận được chính quyền địa phương, giới thiệu học nghề sửa xe. Sau khi có nghề trong tay, 2 cha con, cùng nhau mở tiệm sửa xe. Thu nhập mỗi ngày từ 600 trăm ngàn đồng đến 1.500 ngàn đồng. Ông Thuận chia sẽ: Sự hy sinh của ông rất xứng đáng, vì ông luôn được quan của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Bạc Liêu quan tâm mọi mặt. Từ nay, ông yên tâm phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái.
Không riêng gì gia đình ông Thuận, Gia đình bà Lý Thị Xươl, ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu cũng là một điển hình. Mỗi ngày, con trai của bà Lý Thị Xươl chạy xe máy chở rau cải đi bán. Phương tiện kiếm sống hàng ngày này là món quà Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu đã vận động doanh nghiệp tặng cho gia đình vợ liệt sĩ này nhằm góp phần cải thiện cuộc sống.
Bên cạnh việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thành phố Bạc Liêu còn phát động phong trào toàn dân chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với Cách mạng. Từ việc phát động phong trào, đã có nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận hỗ trợ cho thương binh hạng nặng có mức sống từ trung bình trở xuống được giúp đỡ 1 triệu đồng/người/tháng.
Từ nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, thành phố Bạc Liêu đã và đang từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Đến nay, gia đình người có công trên địa bàn thành phố có mức sống trung bình khá trở lên.
Hồng Thơ