TP Bạc Liêu nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số Lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch nâng cao chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 - 2025 Xã Vĩnh Trạch bàn giao hộ nghèo để các đơn vị tiếp cận, khảo sát và trao vốn, phương tiện hỗ trợ Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chú trọng đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Đoàn viên thanh niên thành phố Bạc Liêu sôi nổi tổ chức các hoạt động thực hiện các công trình, phần việc chào mừng Tháng Thanh niên năm 2023 Hội Khuyến học TPBL triển khai tổ chức các hoạt động khuyến học năm 2023 Thành đoàn Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bạc Liêu lần thứ XI, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 Ủy ban nhân dân phường 3 trao giấy chứng nhận kết hôn cho 04 cặp đôi vợ chồng Thành đoàn Bạc Liêu phối hợp tổ chức Hội thi Chỉ huy đội giỏi thành phố Bạc Liêu năm 2023 Bà Lâm Nhật Quyên – cán bộ văn hóa, xã hội phường 3 – tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác
Virus nCov
Tiếp nhận phản ánh kiến nghị
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Kết quả 03 năm thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Bạc Liêu

Tin tức|Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật
Th 5, 29/10/2020, 08:44
Màu chữ Cỡ chữ
Kết quả 03 năm thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Bạc Liêu

Thành phố Bạc Liêu là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, an ninh, quốc phòng của tỉnh Bạc Liêu, là đầu nối giao thương với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km, cách thành phố Cần Thơ 110 km về phía Nam và cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Bắc. Thành phố Bạc Liêu có 7 phường và 3 xã, có nguồn nhân lực lao động dồi dào, cơ cấu lao động tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản, kinh doanh, dịch vụ và du lịch… Những thuận lợi về tự nhiên là điều kiện để tỉnh Bạc Liêu phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên nước hiện nay cũng như lâu dài trong điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt là triều cường và xâm nhập mặn.

Xuất phát từ vị trí địa lý nằm tiếp giáp với biển Đông, có hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng với địa hình tương đối thấp (cao độ bình quân từ 0,2 - 1,3m so với mực nước biển), nên thành phố Bạc Liêu rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng và các thiên tai khác như bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán…Tình trạng triều cường ngày càng tăng và lấn sâu vào khu vực nội địa, gây ngập úng nhiều nơi ở các địa phương vùng ven biển và nhiều khu vực nội ô thành phố Bạc Liêu.

Tổ chức triển khai, phổ biến tuyên truyền nội dung Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 31/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 03/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh đến cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn thành phố, về ý thức chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; Khuyến khích công chức, viên chức và người lao động sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhất là các sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy; Hướng dẫn người dân xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình và hỗ trợ các xã trên địa bàn thực hiện các mô hình ủ rác hữu cơ thành phân compost. Từng bước nâng cao nhận thức ý, tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhân dân đối với tầm quan trọng của công tác ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Góp phần giúp cho từng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố nhận thức sâu sắc nguy cơ biến đổi khí hậu và kịp thời ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các giải pháp công trình sau: huy động mọi nguồn vốn, lập kế hoạch các danh mục kênh mương cần nạo vét tạo nguồn, duy tu sửa chữa các phai cống ngăn mặn; Tiếp tục kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống cống, trạm bơm, máy bơm trong thành phố để phục vụ công tác phòng, chống hạn hán; Thành lập các tổ bơm tại các địa phương để tổ chức bơm chuyền nước phục vụ sản xuất và xử lý các sự cố nếu cố; Phát động người dân tu bổ bờ bao, ao đầm, bơm trữ nước để chống hạn, mặn; Thường xuyên kiểm tra, rà soát tình hình thiệt hại do biến đổi khí hậu, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh khảo sát, hỗ trợ thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu như: Xói lở bờ biển Nhà Mát, xói lở bờ biển Vĩnh Trạch Đông; sửa chữa mái đê, khắc phục sạt lỡ, nâng cấp 7km đê cấp bách trên địa bàn thành phố Bạc Liêu; Công trình giảm sóng đê biển Đông; Hệ thống ô đê bao khép kín bảo vệ vùng sản xuất; Phối hợp tuyên truyền người dân theo dõi chặt chẽ lịch đóng - mở các cống thông qua các kênh thông tin (truyền hình, phát thanh, báo chí, cán bộ chuyên trách tại địa phương,…) để có kế hoạch trữ nước, tiêu úng, xổ phèn hợp lý; hệ thống công trình cấp nước và thoát nước chủ yếu là kênh cấp I, II, II vượt cấp tạo nguồn, lấy nước vào khu vực nuôi tôm một phần là tự chảy nhưng chủ yếu là bơm nhỏ lẻ của từng hộ sản xuất.

Thực hiện các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố như: tiểu dự án nâng cấp tuyến đê Biển Đông, tiểu dự án kè chống sạt lở khu vực cửa biển phường Nhà Mát, tiểu dự án thí điểm “đê mềm” để gây bồi tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển khu vực cửa biển phường Nhà Mát. Các công trình chống ngập úng, triều cường, xâm nhập mặn cũng đang được triển khai gấp rút như: cống trụ đỡ của biển phường Nhà Mát, Ô đê bao khép kín bảo vệ vùng màu và cây ăn quả, duy tu sửa chữa các cống ngăn mặn,… nhằm giảm nhẹ những tác hại từ biến đổi khí hậu đến sinh hoạt, sản xuất, hướng đến phát triển bền vững; Chủ động xây dựng các phương án, ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo Luật Phòng, chống thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, nhất là các địa phương ven biển, vùng dễ bị tổn thương theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường phòng, chống dịch bệnh, chú trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu;  Xây dựng các công trình trọng điểm phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn do nước biển dâng như: xây dựng khu tái định cư để bố trí nơi ổn định lâu dài cho dân cư vùng ven biển; nâng cấp đê biển đông, kè xung yếu, khu neo đậu tránh trú bão, kè sông Bạc Liêu, Cống trụ đỡ kênh 30/4,  đường Cao Văn Lầu,…

Phát triển bền vững các vùng thuộc địa bàn 03 xã (Hiệp Thành, Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông) sản xuất nông nghiệp thủy sản, trồng trọt quy mô tập trung, công nghệ cao sản xuất theo chuỗi giá trị của từng loại sản phẩm, nuôi trồng gắn với truy xuất nguồn gốc, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng các siêu thị, xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn; các mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ với doanh nghiệp, với thị trường. Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông, thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ. Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở hộ sang mô hình chăn nuôi tập trung; đa dạng hóa vật nuôi gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển đổi dần diện tích trồng lúa Vĩnh Trạch sang các loài màu, cây trồng có giá trị kinh tế cao, dựa trên sản phẩm chủ lực là con tôm gắn kết hợp xây dựng chuỗi giá trị trên cơ sở ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng giống chất lượng cao. Đẩy mạnh xây dựng vùng nuôi trồng, sản xuất ứng dụng công nghệ cao; đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ dân tiếp cận vốn vay với lãi xuất thấp. Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển và ven biển gắn với phát triển du lịch biển theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Nâng cao hiệu quả nghề khai thác hải sản; quan tâm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái; tập trung phát triển mạnh đội tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, có khả năng đánh bắt xa bờ, dài ngày trên biển; phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu,… Quan tâm tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn vay để đóng mới tàu và mua máy có công suất lớn; tổ chức, sắp xếp và có chính sách hỗ trợ ngư dân thành lập các tổ, đội sản xuất khai thác, đánh bắt dài ngày trên biển phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh. Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân, nhất là những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai.

Tuy nhiên, kết quả đạt được như nêu trên bên cạnh đó còn một số khó khăn: Nguồn kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế; Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực biến đổi khí hậu tại địa phương còn thiếu; bên cạnh đó công tác đào tạo tập huấn về lĩnh vực biến đổi khí hậu chưa được nhiều nên đa số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm; Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ngành tôm thâm canh - bán thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao chưa đồng bộ; Một số vùng nuôi trồng thủy sản chưa có hệ thống quan trắc môi trường.

Từ những khó khăn nêu trên, đưa ra một số giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp nhân dân hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, các chính sách và các giải pháp chủ động ứng phó để giảm thiệt hại của thiên tai. Nạo vét thông thoáng các kênh, mương thủy lợi, nội đồng bị bồi lắng, nhất là kênh cấp 2, cấp 3 và cấp 3 vượt cấp; Đào đắp các đê bao khép kín, vùng sản xuất màu, trùng tu sửa chữa và xây dựng mới các cống, bọng để ngăn triều cường, đảm bảo tiêu thoát nước khi trời mưa to ở các vùng sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị tràn và ngập úng. Tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ vào nuôi trồng, sản xuất nông lâm nghiệp, xác định cơ cấu cây trồng trong điều kiện hạn hán, áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nhằm cung cấp nước theo nhu cầu của cây trồng. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, lưới điện, chợ thủy sản đầu mối) phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là các vùng nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh tập trung, đảm bảo các điều kiện nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

                                                                                                                                    Thảo Vy

Số lượt xem: 282

Tin đã đưa
Liên kết web
Dịch vụ công TP Bạc Liêu
Đến tháng 7/2020 đã giải quyết
%
Hồ sơ đúng hạn
Tự động cập nhật lúc 11:42 ngày 20/07/2020
18 Điều Quy Định Về Xây Dựng Nếp Sống Văn Minh Đô Thị Trên Địa Bàn Thành Phố Bạc Liêu 90 bài hát sáng tác trước năm 1975 chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến trên toàn quốc   Góp ý website
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
Đơn vị quản lý:Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Bạc Liêu
Đường 30/4 – Phường 3 – Thành phố Bạc Liêu: Điện thoại: 0291.3827530
Email: bbttp@baclieu.gov.vn
Chịu trách nhiệm chính: Bà Đỗ Ái Lam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu
Biên tập: Bà Đỗ Ái Lanh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Bạc Liêu