Thành phố Bạc Liêu: Tổng kết đánh giá kết quả 02 năm triển khai củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại địa bàn thành phố Bạc Liêu
Trong những năm qua, Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội thành phố (HĐQTNHCSXH) tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai, quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát đối tượng vay vốn, từ đó tham mưu chuyển đổi nguồn vốn từ các chương trình không có nhu cầu sang các chương trình khác kịp thời theo đúng chỉ đạo của NHCSXH cấp trên.
Tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố chuyển bổ sung vốn vay từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm cho NHCSXH tỉnh Bạc Liêu nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tham mưu kịp thời cho Thường trự Thành ủy ban hành Thông báo kết luận số 111-TB/VPTU ngày 15/07/2019 vê việc việc Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và văn bản 893-CV/TU ngày 06/08/2020 của Thành ủy về việc tăng cường chất lượng tín dụng chính sách xã hội, tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương, trong công tác chỉ đạo hoạt động của Ban giảm nghèo và hoạt động của tín dụng chính sách; Thường xuyên quan tâm, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác rà soát, thiết lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro kịp thời cho khách hàng vay vốn.
Kết quả thực hiện đạt được cụ thể như sau:
Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đến 30/09/2020 đạt: 225.128 triệu đồng, tăng 17.710 triệu đồng so với 30/09/2018. Trong đó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 174.542 triệu đồng, tăng 7.461 triệu đồng so với 30/9/2018. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 28.152 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn Ngân sách tỉnh: 22.500 triệu đồng. Nguồn vốn ngân sách UBND thành phố đạt 5.652 triệu đồng. (Nguồn vốn ngân sách TP tăng 2.000 triệu đồng so với 30/9/2018). Nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù lãi suất 22.434 triệu đồng, tăng 10.826 triệu đồng so với 30/9/2018, (trong đó tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ 2.957 triệu đồng tăng 745 triệu đồng so với 30/09/2018).
Sử dụng vốn: Doanh số cho vay từ 30/9/2018 đến 30/9/2020 đạt 122.800 triệu đồng, số lượt khách hàng được vay vốn là 6.308 hộ, mức cho vay bình quân đạt 19,6 triệu đồng/hộ (thời điểm 30/9/2018 mức cho vay bình quân đạt 16,9 triệu đồng). Doanh số thu nợ từ 30/9/2018 đến 30/9/2020 đạt 98.151 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/9/2020 đạt 190.777 triệu đồng, tăng 23.180 triệu đồng so với 30/9/2018, số khách hàng còn dư nợ là 9.445 hộ.
Chất lượng hoạt động tín dụng: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu định hướng theo văn bản 4811/CV-BCĐ ngày 06/11/2018 của Ban chỉ đạo NCCLHĐ-CLTD đến 30/9/2020 chưa hoàn thành theo định hướng của Ban chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng NHCSXH đề ra. Toàn thành phố định kỳ 30/09/2020 đạt 56,39 điểm xếp loại Trung bình(theo VB3989), đơn vị chỉ đạt 1/5 chỉ tiêu định hướng tuy chưa đạt theo các chỉ tiêu định hướng đã đề ra nhưng tổng số điểm tăng 27.48 điểm so với 30/9/2018.
Nguyên nhân chưa đạt được các chỉ tiêu định hướng theo định kỳ:
Nợ đến hạn 9 tháng đầu năm địa bàn thành phố 2.903 món với số tiền 47.895 triệu đồng, thu hồi thấp chỉ 37.760 trđ/47.895 triệu đạt 78.8%; tỷ lệ thu lãi thấp 92/95%; Nợ quá hạn tăng so với đầu năm làm cho chỉ tiêu chất lượng giao dịch xã và chất lượng hoạt động tổ cũng không đạt theo các chỉ tiêu định hướng, do các nguyên nhân chủ yếu: Do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không ít đến hoạt động của NHCSXH, đặc biệt trong công tác thu hồi nợ đến hạn, thu lãi gặp nhiều khó khăn: hộ vay bỏ làm ăn xa, các chương cho vay khó thu hồi như cho vay hộ nghèo về nhà ở 167 (9 tháng đầu năm đến hạn 112 món; số tiền 822 triệu); chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (9 tháng đầu năm đến hạn 525 món; số tiền 15.049 triệu đồng; đơn vị thành phố Bạc Liêu đã thoát ra, không còn được thụ hưởng vùng khó khăn); Có những thời điểm rủi ro chưa được xử lý kịp thời dẫn đến nợ quá hạn phát sinh.
Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố Bạc Liêu thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, chỉ đạo các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, tăng cường công tác phối hợp và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nhận ủy thác, nhất là đơn vị nhận ủy thác cấp xã, và Tổ TK&VV. Tích cực tham mưu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố hàng năm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; Tăng cường phối hợp với UBND các phường, xã các đơn vị nhận ủy thác các cấp nâng cao chất lượng công tác bình xét, xét duyệt cho vay. Tổ chức kiểm tra trước khi cho vay đối với 100% món vay mới và tăng cường các biện pháp tuyên truyền về gửi tiền tiết kiệm và nghĩa vụ trả nợ phân kỳ, nợ đến hạn, sử dụng vốn đúng mục đích đối với hộ vay; Tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Tổ chức rà soát, phân tích làm rõ các nguyên nhân yếu kém để củng cố, kiện toàn đối với các Tổ TK&VV chất lượng hoạt động trung bình, yếu kém, không đúng quy định. Hàng tháng, thực hiện đánh giá xếp loại Tổ TK&VV, coi việc củng cố Tổ, xử lý nợ tại hộ và Tổ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài. Trước mắt tập trung rà soát củng cố các tổ TK&VV còn xếp loại yếu kém; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương án củng cố chất lượng tín dụng đã xây dựng tại từng địa bàn xã, rà soát xử lý dứt điểm các khoản vay năm 2018 đến nay có nợ tồn đọng, tăng cường tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiết kiệm theo quy ước hoạt động của Tổ đề ra, phấn đấu trên 50% tổ viên tham gia gửi theo tháng; Phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo hội cơ sở tổ chức kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng.
Thảo Vy
Trong những năm qua, Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội thành phố (HĐQTNHCSXH) tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai, quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát đối tượng vay vốn, từ đó tham mưu chuyển đổi nguồn vốn từ các chương trình không có nhu cầu sang các chương trình khác kịp thời theo đúng chỉ đạo của NHCSXH cấp trên.
Tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố chuyển bổ sung vốn vay từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm cho NHCSXH tỉnh Bạc Liêu nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tham mưu kịp thời cho Thường trự Thành ủy ban hành Thông báo kết luận số 111-TB/VPTU ngày 15/07/2019 vê việc việc Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và văn bản 893-CV/TU ngày 06/08/2020 của Thành ủy về việc tăng cường chất lượng tín dụng chính sách xã hội, tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương, trong công tác chỉ đạo hoạt động của Ban giảm nghèo và hoạt động của tín dụng chính sách; Thường xuyên quan tâm, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác rà soát, thiết lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro kịp thời cho khách hàng vay vốn.
Kết quả thực hiện đạt được cụ thể như sau:
Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đến 30/09/2020 đạt: 225.128 triệu đồng, tăng 17.710 triệu đồng so với 30/09/2018. Trong đó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 174.542 triệu đồng, tăng 7.461 triệu đồng so với 30/9/2018. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 28.152 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn Ngân sách tỉnh: 22.500 triệu đồng. Nguồn vốn ngân sách UBND thành phố đạt 5.652 triệu đồng. (Nguồn vốn ngân sách TP tăng 2.000 triệu đồng so với 30/9/2018). Nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù lãi suất 22.434 triệu đồng, tăng 10.826 triệu đồng so với 30/9/2018, (trong đó tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ 2.957 triệu đồng tăng 745 triệu đồng so với 30/09/2018).
Sử dụng vốn: Doanh số cho vay từ 30/9/2018 đến 30/9/2020 đạt 122.800 triệu đồng, số lượt khách hàng được vay vốn là 6.308 hộ, mức cho vay bình quân đạt 19,6 triệu đồng/hộ (thời điểm 30/9/2018 mức cho vay bình quân đạt 16,9 triệu đồng). Doanh số thu nợ từ 30/9/2018 đến 30/9/2020 đạt 98.151 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/9/2020 đạt 190.777 triệu đồng, tăng 23.180 triệu đồng so với 30/9/2018, số khách hàng còn dư nợ là 9.445 hộ.
Chất lượng hoạt động tín dụng: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu định hướng theo văn bản 4811/CV-BCĐ ngày 06/11/2018 của Ban chỉ đạo NCCLHĐ-CLTD đến 30/9/2020 chưa hoàn thành theo định hướng của Ban chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng NHCSXH đề ra. Toàn thành phố định kỳ 30/09/2020 đạt 56,39 điểm xếp loại Trung bình(theo VB3989), đơn vị chỉ đạt 1/5 chỉ tiêu định hướng tuy chưa đạt theo các chỉ tiêu định hướng đã đề ra nhưng tổng số điểm tăng 27.48 điểm so với 30/9/2018.
Nguyên nhân chưa đạt được các chỉ tiêu định hướng theo định kỳ:
Nợ đến hạn 9 tháng đầu năm địa bàn thành phố 2.903 món với số tiền 47.895 triệu đồng, thu hồi thấp chỉ 37.760 trđ/47.895 triệu đạt 78.8%; tỷ lệ thu lãi thấp 92/95%; Nợ quá hạn tăng so với đầu năm làm cho chỉ tiêu chất lượng giao dịch xã và chất lượng hoạt động tổ cũng không đạt theo các chỉ tiêu định hướng, do các nguyên nhân chủ yếu: Do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không ít đến hoạt động của NHCSXH, đặc biệt trong công tác thu hồi nợ đến hạn, thu lãi gặp nhiều khó khăn: hộ vay bỏ làm ăn xa, các chương cho vay khó thu hồi như cho vay hộ nghèo về nhà ở 167 (9 tháng đầu năm đến hạn 112 món; số tiền 822 triệu); chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (9 tháng đầu năm đến hạn 525 món; số tiền 15.049 triệu đồng; đơn vị thành phố Bạc Liêu đã thoát ra, không còn được thụ hưởng vùng khó khăn); Có những thời điểm rủi ro chưa được xử lý kịp thời dẫn đến nợ quá hạn phát sinh.
Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố Bạc Liêu thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, chỉ đạo các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, tăng cường công tác phối hợp và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nhận ủy thác, nhất là đơn vị nhận ủy thác cấp xã, và Tổ TK&VV. Tích cực tham mưu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố hàng năm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; Tăng cường phối hợp với UBND các phường, xã các đơn vị nhận ủy thác các cấp nâng cao chất lượng công tác bình xét, xét duyệt cho vay. Tổ chức kiểm tra trước khi cho vay đối với 100% món vay mới và tăng cường các biện pháp tuyên truyền về gửi tiền tiết kiệm và nghĩa vụ trả nợ phân kỳ, nợ đến hạn, sử dụng vốn đúng mục đích đối với hộ vay; Tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Tổ chức rà soát, phân tích làm rõ các nguyên nhân yếu kém để củng cố, kiện toàn đối với các Tổ TK&VV chất lượng hoạt động trung bình, yếu kém, không đúng quy định. Hàng tháng, thực hiện đánh giá xếp loại Tổ TK&VV, coi việc củng cố Tổ, xử lý nợ tại hộ và Tổ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài. Trước mắt tập trung rà soát củng cố các tổ TK&VV còn xếp loại yếu kém; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương án củng cố chất lượng tín dụng đã xây dựng tại từng địa bàn xã, rà soát xử lý dứt điểm các khoản vay năm 2018 đến nay có nợ tồn đọng, tăng cường tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiết kiệm theo quy ước hoạt động của Tổ đề ra, phấn đấu trên 50% tổ viên tham gia gửi theo tháng; Phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo hội cơ sở tổ chức kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng.
Thảo Vy